PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LƯU
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU VÀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LƯU

Trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều độ ẩm cao là điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn, dịch bệnh bùng phát. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch bệnh nói chung và bệnh thủy đậu, bệnh tay chân miệng nói riêng bùng phát, lan rộng, hạn chế tối đa số học sinh mắc bệnh. Bộ phận y tế trường Tiểu học An Lưu, tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cách phòng chống dịch bệnh thủy đậu, Tay - chân - miệng:

  I. BỆNH THỦY ĐẬU

1. Nguyên nhân gây bệnh

- Thủy đậu là bệnh do virus Varicella-zoste, bệnh rất dễ lây cho những người không miễn dịch với nó.

- Các cơ sở chăm sóc trẻ em như trường học và gia đình là nơi rất dễ lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với phát ban hoặc qua những bụi nước có chứa virus gây bệnh khi người bệnh hắt hơi và ho.

- Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh xảy ra ở người lớn nặng hơn trẻ em.

- Bệnh có thể rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch lớn nhỏ ở nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.

- Triệu chứng thường xuất hiện từ 14-16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.

2. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh

+ Sốt nhẹ từ 1-2 ngày.

+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.

+ Ban thủy đậu thường dưới dạng chấm đỏ lúc đầu sau đó phát triển thành các mụn nước.

+ Đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi.

+ Ban thủy đậu thường rất ngứa.

3. Cách chăm sóc và phòng bệnh

Cách phòng ngừa tốt nhất là tiêm vaccine và tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 – 12 tuổi. Đối tượng từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 – 10 tuần. Khi tiêm chủng cần chú ý những điều sau:

+ Việc chủng ngừa thủy đậu không chỉ cần tiến hành với trẻ em, là đối tượng chính của bệnh này, mà còn ở cả người lớn. Những người lớn khi mắc bệnh cũng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn nặng hơn cả trẻ nhỏ nên chích ngừa là hoàn toàn cần thiết. Phụ nữ trước khi có ý định mang thai từ 2-3 tháng cần đi tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.

+ Không tiêm vacxin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, người mẫn cảm với các thành phần của vắc xin, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ đang mang thai.

- Trong khi dịch bệnh có mặt ở khắp nơi thì cách ly với nguồn bệnh là một biện pháp an toàn giúp ngăn chặn lây lan. Không nên đưa trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hoặc nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện. Không nên đến những chỗ đông người như bến xe, bến tàu. Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi kể trên cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó.

- Ngoài ra, bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng, vệ sinh cơ thể, giữ tay sạch sẽ, tránh nguồn lây bệnh.

- Bố mẹ cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng cách cho bé sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch. Ưu điểm nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

- Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu

* Chữa bệnh thủy đậu cho trẻ nhanh hết:

Cách ly trẻ: Nếu trẻ mắc bệnh thủy đậu cần cách ly trẻ với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng, … phải dùng riêng.

Vệ sinh chăm sóc trẻ: Rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay để tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu.

Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.

- Đối với khẩu phần ăn hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,…

Đưa bé đi khám bác sĩ: Khi trẻ có các biểu hiện của thủy đậu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao), kháng sinh ( để chống bội nhiễm) và thuốc bôi ngoài da. Việc dùng thuốc gì phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

* Các quan niệm sai lầm khi chăm sóc người bị thủy đậu

- Kiêng tắm, kiêng ăn: Làm như vậy trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng do da ẩm ướt không sạch. Kiêng ăn sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng thêm, giảm sức đề kháng khó lành bệnh.

- Kiêng gió, trùm kín để xổ ra hết không lậm vào nội tạng. Điều này sai vì trẻ ra càng ít là sức đề kháng tốt và ít biến chứng hơn.

Bệnh thủy đậu được điều trị chủ yếu là thuốc kháng virus, thuốc bôi
 tại chỗ để chống bội nhiễm da.

II. BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG
Hiện nay thời tiết khí hậu đang chuyển mùa hè với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống.
1. Bệnh Tay - chân - miệng là gì?
- Bệnh Tay - chân - miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên. Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc cao vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và 9-11.
2. Dấu hiệu của bệnh
-Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
- Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. 

III. PHÂN BIỆT BỆNH THỦY ĐẬU VÀ TAY - CHÂN - MIỆNG
- Thủy đậu có biểu hiện bóng nước khá giống bóng nước của bệnh tay chân miệng:
- Để phân biệt phụ huynh cần chú ý những khác biệt sau:
+ Bóng nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau (do thời điểm xuất hiện bóng nước khác nhau), trong khi đó bóng nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều.
+ Bóng nước trong bệnh thủy đậu xuất hiện toàn thân, trong khi bóng nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, ổ miệng hoặc vùng mông, vùng khớp gối.
+ Bóng nước trong bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ta ấn lên vùng da có bóng nước, bóng nước của bệnh tay chân miệng thường không gây ngứa và ấn không đau.
Qua bài tuyên truyền hôm nay, kính mong tất cả mọi người hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh Thủy đậu, Tay - chân - miệng. Từ đó tự biết cách bảo vệ, chăm sóc bản thân, những người trong gia đình và những người xung quanh./.

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng.Tiêm vắc xin cúm A để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm A.Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt h ... Cập nhật lúc : 21 giờ 9 phút - Ngày 9 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều ngày 28/12/2023, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh Nguyên - Hiệu trưởng trường TH An Lưu và các đồng chí trong BGH nhà trường; đồng chí Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thị xã Kinh Mô ... Cập nhật lúc : 23 giờ 6 phút - Ngày 30 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12/2023 CHỦ ĐIỂM 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QĐND VIỆT NAM (22/12/1944- 22/12/2023) VÀ 34 NĂM NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989- 22/12/ 2023) ... Cập nhật lúc : 8 giờ 55 phút - Ngày 13 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LƯU LONG TRỌNG TỔ CHỨC CHÀO MỪNG 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 – 20/11/2023) ... Cập nhật lúc : 22 giờ 0 phút - Ngày 23 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11 NĂM 2023 CHỦ ĐIỂM KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2023) ... Cập nhật lúc : 15 giờ 49 phút - Ngày 15 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 27 tháng 10 năm 2023, Trường Tiểu học An Lưu đã phối hợp với Phòng khám đa khoa Bảo An tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các em học sinh toàn trường năm học 2023 – 2024. Với mụ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 27 phút - Ngày 30 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
I. Bệnh sốt xuất huyết là gì? - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó tru ... Cập nhật lúc : 21 giờ 26 phút - Ngày 12 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
👉Thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào Thiếu nhi, sáng ngày 07/10/2023, Liên đội trường Tiểu học An Lưu đã long trọng tổ chức Đại hội Liên đội nhiệm kỳ năm học 2023 – 2024❤ ... Cập nhật lúc : 22 giờ 46 phút - Ngày 10 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động (CB, VC, NLĐ) là hoạt động thường niên của mỗi nhà trường khi bắt đầu năm học mới. Căn cứ các văn bản hướng dẫn của cấp trên, thứ Bảy, ngày 23 ... Cập nhật lúc : 7 giờ 40 phút - Ngày 27 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Hiện nay trên đau mắt đỏ đã và đang lan rộng đến các cơ quan, xí nghiệp, công sở và trường học.v.v…. Nếu chúng ta không biết cách chăm sóc, phòng và triều trị thì bệnh đau mắt đỏ có thể dẫn ... Cập nhật lúc : 22 giờ 27 phút - Ngày 20 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Thông báo danh mục SGK lớp 4 năm học 2023-2024 sử dụng ở trường Tiểu học An Lưu
Đồ dùng dạy học số: Khối 5 Mô tả sản phẩm dự thi
Đồ dùng dạy học số: Mô tả sản phẩm Tiếng Anh lớp 4
Đồ dùng dạy học số: Hình ảnh quốc kì một số quốc gia trên thế giới Tiếng Anh lớp 4
Đồ dùng dạy học số môn GDTC lớp 3: Bộ ảnh bài thể dục phát triển chung lớp 3
Đồ dùng dạy học số môn GDTC lớp 3: Bản mô tả
Đồ dùng dạy học kĩ thuật số: Khối 2 trò chơi khổng long con
Đồ dùng dạy học kỹ thuật số: Khối 2 Mô tả sản phẩm
Đồ dùng thiết bị dạy học số: Mô tả sản phẩm Hà-Vân- Miền
Đồ dùng thiết bị dạy học số: Bước đầu soạn bản nhạc
Đồ dùng thiết bị dạy học số: Khối 1 Mô tả sản phẩm
Đồ dùng thiết bị dạy học số: Bộ ảnh cảnh đẹp quê hương em môn HĐTN lớp 1
Đồ dùng dạy học kĩ thuật số - khối 3 Mô tả sản phẩm
Đồ dùng dạy học kĩ thuật số lớp 3. Trò chơi: Xây dựng nông trại
Nghị quyết ban hành tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của Chính Phủ
1234